Thị trường chứng khoán có giao dịch vào thứ bảy đi làm bù lễ?
Quang Trần tại UTMB Mont Blanc - giải ultra trail lớn nhất thế giớiDoanh nghiệp đề xuất thêm khu đô thị sân bay ở Vân Phong
Chiều 25.2, thượng tá Nguyễn Văn Tiếp, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết Công an TP.Bảo Lộc đang được lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng giao điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe cứu thương vượt đèn đỏ và xe máy xảy ra trên địa bàn P.Lộc Phát vào trưa 24.2. Qua báo cáo ban đầu, tài xế điều khiển xe cứu thương BS 49B - 1225 vượt đèn đỏ, không hú còi ưu tiên là ông Vũ Văn Cường (52 tuổi, ở TT.Lộc Thắng, H.Bảo Lâm, Lâm Đồng). Thời điểm xảy ra tai nạn giao thông, trên xe cứu thương chở người bệnh và có y tá đi cùng.Còn xe máy do em N.N.A (17 tuổi) điều khiển đang lưu thông trên phần đường ưu tiên qua ngã tư lúc đèn xanh. Tuy nhiên, qua ghi nhận của cơ quan chức năng thì em N.N.A không có giấy phép lái xe và chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50 cc.Qua xác minh ban đầu của cơ quan chức năng, thời điểm xe cứu thương vượt đèn đỏ gây ra tai nạn không bật còi ưu tiên. Còn đèn ưu tiên của xe cứu thương có bật hay không thì cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõNhư Thanh Niên đã thông tin, vụ xe cứu thương vượt đèn đỏ, không bật đèn, còi ưu tiên, gây tai nạn xảy ra vào trưa 24.2 tại ngã tư Đào Duy Từ - Nguyễn Đình Chiểu (P.Lộc Phát, TP.Bảo Lộc) được camera của một phương tiện giao thông đang dừng đèn đỏ tại đây ghi lại.
Chàng trai với biệt tài thêu tranh đẹp sống động
TAND TP.Hà Nội vừa ra quyết định đưa vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (ở H.Đức Trọng, Lâm Đồng) ra xét xử.Phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 16.1.2025, kéo dài trong 5 ngày, kể cả ngày nghỉ. Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa. 6 kiểm sát viên được phân công đại diện Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.Vụ án này có 10 bị cáo hầu tòa. Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị truy tố tội đưa hối lộ.6 người bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Lê Quốc Khánh, Hoàng Xuân Văn và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.3 người bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ.Theo hồ sơ vụ án, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện là 3.595 ha.Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định dự án có nhiều vi phạm, thuộc diện phải thu hồi đất, chấm dứt hoạt động. Tháng 6.2020, cơ quan thanh tra ban hành kết luận, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, đã thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Ông Trí còn lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để điều chỉnh trái pháp luật các quyết định đúng đắn của Nhà nước trong việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Viện KSND tối cao xác định các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, đồng thời tham mưu để Chính phủ đồng ý với báo cáo và kết luận của Thanh tra Chính phủ trong việc hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Về phía Thanh tra Chính phủ, các bị can tại cơ quan này thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh đơn kiến nghị và ban hành báo cáo điều chỉnh, sửa đổi kết luận thanh tra hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Cơ quan công tố nhận định hành vi của các bị can gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Đó là giá trị toàn bộ dự án, đã được ông Trí bán cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, ông Trí thu lợi 2.700 tỉ đồng.Quá trình "hồi sinh" dự án, ông Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số 2,1 tỉ đồng; đưa cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số 4,2 tỉ đồng…
Theo ông Guterres, sáng kiến bao hàm những đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực các hoạt động của LHQ, xem xét và xác định lại quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng và HĐBA LHQ, cải tổ cả thể chế và tổ chức lẫn chức năng và nhiệm vụ của LHQ.LHQ đã đặt ra vấn đề cải tổ sâu rộng và đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên tiến trình này nhìn chung còn trì trệ và chưa toàn diện. Khoảng cách giữa nhận thức về sự cần thiết phải nhanh chóng cải tổ sâu rộng và thực chất LHQ ở các thành viên vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, thế giới hiện tại đã thay đổi rất căn bản so với thời LHQ được thành lập cách đây 80 năm, vì thế việc nhân dịp này đề xuất sáng kiến mới nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét trong tiến trình cải tổ LHQ là cách tiếp cận tích cực, thích hợp và cần thiết.Chuyện cải tổ LHQ nói chung và sáng kiến UN80 nói riêng vốn không liên quan trực tiếp đến quan điểm, chính sách của chính quyền mới ở Mỹ. Tuy nhiên, những quan điểm, chính sách của chính quyền mới ở Mỹ về LHQ, về hợp tác đa phương trong thế giới hiện đại trong chừng mực nhất định có tác động làm cho việc gấp rút cải cách sâu rộng và triệt để trở nên cấp thiết hơn.LHQ phải cải tổ vì tương lai của chính LHQ và vì tương lai của thế giới. Cải tổ để thích ứng với thế giới đã thay đổi cơ bản. Chỉ như thế LHQ mới bảo toàn và tăng cường được vai trò, vị thế và ảnh hưởng của trụ cột chính trong trật tự chính trị, hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của thế giới.
Lợi nhuận 'ông lớn' ngành bia giảm gần 1.500 tỉ đồng
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.